Bài tập khởi động có lợi ích gì, cách tập như thế nào?

Nếu là người thường xuyên tập thể dục thể thao, bạn sẽ hiểu được vai trò của các bài tập khởi động. Đây chính là “thủ tục” cần thiết trước khi tập yoga, tập gym hay cardio, aerobic,… Sau đây, ketquabongda.info sẽ giới thiệu tới bạn đọc về tầm quan trọng của việc khởi động trước khi tập và gợi ý một số bài tập dễ thực hiện nhất.

Tập khởi động có lợi ích gì?

Khi tập thể dục thể thao, khởi động là bước cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người không biết được giá trị của việc khởi động nên thường lơ là hoặc bỏ qua. Vậy tập khởi động có lợi ích gì? Đó là:

  • Làm nóng cơ thể, tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu. Từ đó, cơ thể bạn sẽ sẵn sàng chinh phục những bài tập khó nhằn nhất;
  • Thực hiện các bài khởi động từ thấp tới trung bình sẽ giúp tăng thân nhiệt từ từ, các cơ và mô liên kết sẽ linh hoạt hơn;
  • Khi máu lưu thông tới các cơ, gân và dây chằng từ bài tập khởi động thì các bộ phận này sẽ đàn hồi hơn. Từ đó, bạn có thể dễ dàng thực hiện các bài tập co duỗi người;
  • Các động tác xoay cổ tay, cổ chân,… giúp các khớp cơ được nới lỏng, linh hoạt hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp chấn thương khớp khi tập luyện;
  • Tập khởi động giúp tim được làm quen dần với các bài tập về sau. Từ đó, việc tập luyện không làm gia tăng áp lực cho tim;
  • Khởi động giúp bạn có tinh thần thoải mái khi tập luyện.
Bài tập khởi động
Nên khởi động kỹ càng trước khi tập luyện, chơi thể thao

>> Có thể bạn quan tâm: Đau khớp háng khi đá bóng, chơi thể thao và cách xử lý tốt nhất

Các bài tập khởi động phù hợp trước khi tập thể thao

Trước khi tập thể thao, bạn nên thực hiện các động tác khởi động cơ bản, dễ áp dụng dưới đây:

  • Xoay cổ, vai: Đứng với tư thế 2 chân rộng bằng vai, 2 tay chống hông rồi xoay cổ từ trái qua phải và ngược lại. Tiếp theo, vặn khớp vai bằng cách xoay khớp vai hết tầm vận động;
  • Xoay tay, cổ tay, cẳng tay, cổ chân: Sau khi xoay cổ, vai thì bạn xoay cổ tay và cẳng tay kết hợp với xoay cổ chân cùng lúc;
  • Xoay hông: 2 tay chống hông, xoay hông theo chiều trái qua phải và ngược lại;
  • Xoay đầu gối: 2 tay chống vào gối, sau đó xoay theo chiều từ phải qua trái và ngược lại;
  • Chạy bộ tại chỗ, chạy bước nhỏ: Sau khi khởi động các khớp, để tăng tuần hoàn từ từ thì bạn nên thực hiện động tác chạy tại chỗ. Bạn chỉ cần chạy giống như khi chúng ta chạy bình thường nhưng không thay đổi vị trí;
  • Chạy nâng cao đùi và chạy gót chạm mông: Thực hiện chạy nâng cao đùi và chạy gót chạm mông để tăng cường lưu thông máu và tăng thân nhiệt cơ thể;
  • Ép dọc: Là bài khởi động giúp tăng phạm vi vận động của khớp và giãn cơ. Bạn thực hiện bằng cách bước 1 chân lên phía trước, rồi gập đầu gối chân trước. Tiếp theo, lấy trọng lực cơ thể ép rộng 2 chân để phần cơ đùi căng giãn hết cỡ. Sau đó đổi bên, thực hiện tương tự;
  • Ép ngang: Động tác tương tự như ép dọc. Tuy nhiên, chân không bước lên phía trước mà bước sang 2 bên.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách tập khởi động. Với mỗi bài tập khởi động, bạn nên thực hiện khoảng 10 – 20 lần. Việc này giúp làm tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Đồng thời, nó cũng giúp bạn chuẩn bị tốt cho quá trình vận động mạnh sau đó.

Liên kết: lịch thi đấu bóng đá hôm nay | kết quả bóng đá | kèo bóng đá hôm nay