Ăn healthy là gì, có giảm cân không? Thực hiện như thế nào?

Gần đây, chế độ ăn healthy đang được nhiều người đặc biệt quan tâm. Nhiều người thắc mắc rằng chế độ ăn này là gì, có thực sự giảm được cân và tốt cho sức khỏe không? Cùng tìm đáp án qua chia sẻ của ketquabongda.info dưới đây bạn nhé!

Chế độ ăn healthy là gì?

Đây là 1 chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và hoàn chỉnh gồm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn này giúp duy trì vóc dáng và cải thiện sức khỏe.

Chế độ ăn healthy giảm cân, giảm mỡ bụng đảm bảo những quy tắc là:

  • Hoàn chỉnh: Chứa tất cả các nhóm thực phẩm kết hợp với nhau nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Cân bằng: Kết hợp lượng thức ăn thích hợp mà không dư thừa.
  • Đủ: Đáp ứng nhu cầu của cơ thể, cho phép trẻ em phát triển khỏe mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp cho người lớn.
  • Đa dạng: Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất từ các nhóm thực phẩm khác nhau.
Chế độ ăn healthy là gì?
Ăn healthy là chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chế độ ăn healthy gồm:

  • Tăng cường lượng rau, củ, ngũ cốc, trái cây, sản phẩm từ sữa hạt.
  • Bổ sung protein từ thịt, cá, trứng, đậu và các loại hạt.
  • Hạn chế chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, natri, đường.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn phù hợp.
  • Cung cấp đầy đủ khoáng chất như magie, canxi,…

Tác dụng ăn healthy là gì?

Ăn uống healthy là chế độ ăn tuyệt vời để duy trì và cải thiện sức khỏe tổng quát. Chế độ ăn lành mạnh này cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Nó đem lại nhiều lợi ích như:

  • Giảm cân, duy trì vóc dáng: Chế độ ăn healthy giảm mỡ bụng là hoàn toàn không phải bàn cãi. Chất xơ trong rau, củ, quả, ngũ cốc,… đem lại cảm giác no nhanh hơn. Do đó, việc sử dụng chúng để thay thế cho thực phẩm giàu chất béo sẽ làm giảm lượng calo cơ thể nạp vào hằng ngày.
  • Điều hòa lượng đường trong máu: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì,… từ chế độ ăn lành mạnh giúp làm chậm dòng chảy của đường tới máu. Từ đó, nó hỗ trợ điều hòa đường huyết hiệu quả.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư: Chất béo trong bơ, cá, dầu oliu,… là lựa chọn hàng đầu dể bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đồng thời, rau, củ, quả trong chế độ ăn healthy cũng chứa các chất chống oxy hóa, ngăn chặn ung thư hiệu quả.
Ăn healthy giảm cân và tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn uống healthy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng

Cách xây dựng thực đơn ăn healthy phù hợp

Cách làm bữa ăn healthy không quá khó. Bạn có thể tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

Ăn nhạt, giảm muối

Ăn mặn là nguyên nhân gây tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tim, dạ dày,… dẫn đến đột quỵ. Dù vậy, bạn không nên giảm muối đột ngột vì có thể gây cảm giác không ngon miệng, dẫn tới biếng ăn. Giải pháp tốt là hạn chế dần lượng muối tiêu thụ (ăn ít hơn 5g/ngày), sử dụng thêm tỏi, chanh, tiêu,… để át đi độ mặn,… Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên sử dụng các gia vị có lượng muối thấp, ví dụ nước mắn giảm mặn.

Hạn chế tiêu thụ đường

Bữa ăn healthy lành mạnh chính là giảm tiêu thụ đường. Nguyên nhân vì thói quen ăn ngọt có thể gây béo phì, trầm cảm, tim mạch, tiểu đường, ung thư,… Do đó, nếu có ý định ăn uống healthy, bạn nên hạn chế tiêu thụ đường (không cần cắt giảm hoàn toàn). Bạn có thể sử dụng mật ong, đường phèn, siro,… với lượng dưới 30g/ngày. Đừng quên tham khảo cách uống mật ong giảm cân hiệu quả.

Trong các bữa ăn, bạn nên sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường thấp hoặc không có đường càng tốt. Đó là nước ép, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, các chất làm ngọt tự nhiên cũng được khuyến khích sử dụng để tăng hương vị cho món ăn, giảm lượng đường tiêu thụ, cải thiện sức khỏe nói chung.

Giảm chất béo bão hòa – Ăn healthy đúng cách

Chất béo bão hòa là chất béo xấu có nhiều trong sữa, thịt, dầu mỡ,… Khi tiêu thụ thường xuyên, nó có hại cho sức khỏe tim mạch. Do vậy, khi nấu nướng, bạn nên hạn chế các món nướng, chiên, xào,… Thay vào đó, bạn nên luộc hoặc hấp để giảm lượng chất béo tiêu thụ. Đồng thời, cần hạn chế sử dụng mỡ động vật, ưu tiên dầu oliu hoặc dầu hướng dương. Nếu có thói quen uống sữa, bạn nên chọn sữa ít béo hoặc tách béo.

Bổ sung thực phẩm lành mạnh

Thực đơn ăn healthy khoa học
Nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn

Thực phẩm lành mạnh (healthy food) đóng vai trò quan trọng đối với thực đơn ăn healthy. Đó là những thực phẩm ít muối, ít chất béo như rau củ quả, cá, hải sản, các loại đậu, hạt,… Dù vậy, thực tế không có thực phẩm nào được xem là healthy hoàn toàn hoặc ngược lại. Thực phẩm lành mạnh hay không tùy thuộc vào cách sử dụng, chế biến của từng người. Để duy trì vóc dáng cân đối và sức khỏe tốt, bạn nên nấu nướng khoa học.

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Chế độ ăn healthy cho người giảm cân cần đảm bảo hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Nguyên nhân vì nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, muối và đường. Chúng có thể gây thừa cân, béo phì, cao huyết áp, loãng xương, thậm chí ung thư,… Do đó, bạn nên cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn bằng cách tự nấu nướng tại nhà. Buổi sáng, bạn nên ăn trái cây tươi, bột ngũ cốc nguyên hạt,… Buổi trưa và tối, bạn có thể sử dụng protein từ đậu, cá thay vì thịt nguội, xúc xích,…

Uống đủ nước cũng là ăn uống healthy

Chế độ ăn uống healthy đòi hỏi mỗi người cần uống đủ nước mỗi ngày. Khi uống đủ nước, thận sẽ làm việc tốt, giảm nguy cơ sỏi thận hoặc nhiễm trùng tiết niệu. Đồng thời, uống nhiều nước cũng giúp hạ huyết áp và tăng cường nhịp tim. Ngoài ra, nước còn thúc đẩy tốc độ trao đổi chất, ngăn ngừa nguy cơ mất nước.

Ngoài sử dụng nước lọc, bạn có thể dùng thêm nước ép, sinh tố, trà thảo mộc,… Lưu ý không nên uống quá nhiều nước cùng lúc hoặc chờ tới khi khát mới uống. Bạn nên uống nước đều đặn mỗi khung giờ trong cả ngày.

Có thể thấy chế độ ăn healthy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cũng không khó áp dụng. Hãy thực hiện theo những lời khuyên trên để có sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp bạn nhé!

Liên kết: lịch thi đấu bóng đá hôm nay | kết quả bóng đá | kèo bóng đá hôm nay